Bóng ma chất da cam và bà Trần Tố Nga - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Bảy, 22 tháng 5, 2021

Bóng ma chất da cam và bà Trần Tố Nga


Bà Trần Tố Nga là ai?: Có thể nói rằng nhân vật Trần Tố Nga là khá mới trong "vụ kiện chất da cam" (hãy tạm gọi như thế). Hệ thống truyền thông của CSVN mô tả bà Nga như là một Việt Kiều yêu nước ở Pháp. Người đọc có thể hiểu lầm rằng bà Nga là một Thuyền Nhân, một người tỵ nạn cộng sản. Nhưng trong thực tế thì bà Ngà là người cộng sản. vietnamplus
Bóng ma chất da cam và bà Trần Tố Nga. Ảnh: baogiaothong.vn

Trần Tố Nga. sinh năm 1942, tại Sóc Trăng, từng là phóng viên của Thông Tấn xã Giải phóng ( Mặt trận Giải Phóng Miền Nam) Trong vài tuần qua, các trang blog cánh tả và hệ thống truyền thông cộng sản Việt Nam (CSVN) dành khá nhiều bài viết cho việc bà Trần Tố Nga kiện các công ty hoá chất Hoa Kỳ sản xuất và cung cấp các chất khai quang có chứa dioxin trong thời chiến tranh. Cũng như các vụ kiện trước đây, vụ kiện của bà Trần Tố Nga hoàn toàn thất bại. Toà án Pháp bác bỏ hoàn toán các luận điểm và cáo buộc của phía nguyên đơn.

Chất da cam trong thời chiến

Để bạn đọc dễ theo dõi câu chuyện, cần phải ngược về quá khứ thời chiến tranh. Trong thời chiến, các du kích Việt cộng và lính của cộng sản Bắc Việt ở trong rừng. Họ núp trong rừng xanh để bất thình lình tấn công các lực lượng của Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) và đồng minh.



Quân đội Mỹ quyết định dùng chất khai quang để lính cộng sản không còn nơi trú ẩn. Một trong những chất khai quang được sử dụng là chất màu da cam. Sở dĩ gọi "màu da cam" là vì thùng phuy đựng hoá chất được sơn màu da cam, chứ không phải chất đó có màu da cam như báo chí cộng sản viết. Chất màu da cam chứa dioxin là một độc chất. Chính dioxin mới là vấn đề đáng quan tâm.

Trong thời gian 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải xuống Việt Nam gần 77 triệu lít hoá chất, trong số này có 64% là chất màu da cam. Tính chung, số lượng dioxin rải xuống Việt Nam trong thời 1961-1971 là 370 kg.

Theo báo cáo của Jeanne Stellman và cộng sự, số diện tích bị ảnh hưởng là 2.63 triệu ha. Số người bị ảnh hưởng bởi chất da cam là gần 5 triệu người sống trong 25.585 thôn ấp (Nature 17/4/2003).

Chất dioxin

Cần phải mở ngoặc để nói thêm rằng dioxin không chỉ có trong chất màu da cam, mà còn có trong môi trường. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hơn 90% phơi nhiễm dioxin là qua nguồn thực phẩm. Những thực phẩm có chứa dioxin là thịt đỏ và hải sản (cá, sò, cua, ghẹ). Có thể nói rằng tất cả chúng ta đều bị phơi nhiễm dioxin. Vấn để là có người bị phơi nhiễm cao, có người bị phơi nhiễm thấp.

Chất dioxin có thể có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Theo nhiều nghiên cứu của Hoa Kỳ thì các nhà khoa học đã có bằng chứng khẳng định rằng dioxin có liên quan đến các bệnh sau đây: ung thư mô mềm, bệnh Hodgkin, và bệnh bạch cầu kinh dòng lympho.

Chưa hoặc KHÔNG có đủ bằng chứng để nói rằng dioxin có liên quan đến các bệnh sau đây: tiểu đường, ung thư phổi, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú, di tật bẩm sinh, và bệnh Parkinson. Dioxin khi đã vào cơ thể con người thì nó tồn tại khá lâu. Theo WHO, thời gian bán huỷ của dioxin trong cơ thể con người là từ 7 đến 11 năm. Nói cách khác, sau 7 - 11 năm cơ thể còn lại 50% dioxin.

Dioxin cũng tồn tại trong đất. Khi quân đội Mỹ rải dioxin xuống rừng núi Việt Nam cũng có nghĩa là dioxin sẽ tồn tại trong đất. Theo nghiên cứu khoa học thì thời gian bán huỷ của dioxin trong vòng 0.1 cm dưới mặt đất là từ 9 đến 15 năm.

Những số liệu về thời gian bán huỷ của dioxin rất quan trọng, vì nó giúp cho chúng ta đánh giá những tuyên truyền của CSVN và các trang blog cánh tả.

Những vụ kiện

Trong quá khứ đã có khá nhiều vụ kiện các công ty sản xuất và cung cấp chất da cam. Năm 1984, một nhóm cựu chiến binh Mỹ đệ đơn kiện 7 công ty hoá chất Mỹ. Toà án Mỹ dưới sự chủ toạ của chánh án Jack Weinstein tuyên án rằng 7 công ty phải bồi thường 180 triệu USD cho các cựu chiến binh Mỹ.



Nhưng những cựu quân nhân được bồi thường phải chứng minh rằng họ là nạn nhân của chất da cam, có nghĩa là nồng độ dioxin trong máu cao hơn bình thường và họ mắc những bệnh đã được chứng minh là có liên quan đến dioxin.

Sau vụ kiện đó, các nhóm ở Việt Nam dưới sự hỗ trợ của nhà cầm quyền CSVN cũng đâm đơn kiện. Dưới đây là một số vụ kiện được báo chí nhắc đến nhiều lần:

Năm 2004, nhóm có tên là Vietnam Association of Victims of Agent Orange (VAVA) đâm đơn kiện 30 công ty Mỹ, kể cả Monsanto và Dow Chemical. Bên nguyên đơn đưa ra 3 "nạn nhân" là Phan Thị Phi Phi, Nguyễn Văn Quý và Dương Quỳnh Hoa. Ngày 10/3/2005, chánh án Jack Weinstein bác đơn kiện vì thiếu chứng cứ khoa học và không có cơ sở pháp luật.

Ngày 7/4/2005, nhóm VAVA với 3 "nạn nhân" trên lại gửi đơn kháng cáo lên toà phúc thẩm Hoa Kỳ. Nhưng 6/2006 toà phúc thẩm cũng bác bỏ kháng cáo.

Sau đó, VAVA lại tiếp tục kháng cáo. Ngày 2/3/2009, toà án tối cao Hoa Kỳ cũng bác bỏ kháng cáo và nhất trí với chánh án Jack Weinstein rằng phía nguyên đơn không chứng minh được họ là "nạn nhân".

Và đến hôm nay, như chúng ta thấy bà Trần Tố Nga, vẫn dưới sự hỗ trợ của VAVA, lại đâm đơn kiện ở Pháp. Bà Trần Tố Nga nói rằng bà là nạn nhân của chất da cam. Tuy nhiên, toà án Pháp cũng bác bỏ đơn của Bà Trần Tố Nga.


Bà Trần Tố Nga là ai?

Bà Trần Tố Nga đã trở thành phóng viên TTXGP vào năm 24 tuổi một cách tình cờ.

Đầu năm 1966, bà nhận nhiệm vụ vượt dãy Trường Sơn cùng với đoàn giáo viên miền Bắc về thực hiện công tác giáo dục cho vùng giải phóng ngày càng mở rộng trong miền Nam.

Sau 4 tháng đi đường, đoàn đến căn cứ Trung ương Cục miền Nam khi chiến tranh đã thay đổi cục diện, với sự tham gia trực tiếp của quân đội Mỹ.

Máy bay Mỹ tăng cường đánh phá các vùng giải phóng, không còn nhiều học sinh để dạy, đoàn giáo viên được phân bổ về các cơ quan khác nhau của chiến khu.

Tháng 5/1966, bà Tố Nga được cử về TTXGP, nơi làm việc đầu tiên của bà để phục vụ công cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam.

Có thể nói rằng nhân vật Trần Tố Nga là khá mới trong "vụ kiện chất da cam" (hãy tạm gọi như thế). Hệ thống truyền thông của CSVN mô tả bà Nga như là một Việt Kiều yêu nước ở Pháp. Người đọc có thể hiểu lầm rằng bà Nga là một Thuyền Nhân, một người tỵ nạn cộng sản.

Nhưng trong thực tế thì bà Ngà là người cộng sản. Theo một thông tin được hé lộ bởi trang vietnamplus của Thông tấn xã CSVN, bà Trần Tố Nga là:

"sinh năm 1942, tại Sóc Trăng, từng là phóng viên của Thông Tấn xã Giải phóng. Bà từng tham gia chiến đấu vì nền độc lập của đất nước và bị nhiễm chất độc da cam/dioxin trong thời gian này." Như vậy, rõ ràng bà Trần Tố Nga là một cán bộ cộng sản Việt Nam. Tại sao bà sang định cư ở Pháp là một câu hỏi thú vị.

Chứng cứ tầm phào

Tại sao những vụ kiện của phía CSVN đều thất bại, trong khi vụ kiện của hội cựu chiến binh Hoa Kỳ thành công? Vấn đề là bằng chứng khoa học. Nhóm cựu chiến binh Mỹ có bằng chứng khoa học, còn nhóm CSVN thì không có chứng cứ khoa học mà chỉ dựa vào tuyên truyền dối trá.



Sau khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1975, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đã làm rất nhiều nghiên cứu khoa học để tìm hiểu sự ảnh hưởng của dioxin đến sức khoẻ của các cựu chiến binh. Họ đo lường nồng độ dioxin trong màu của các cựu chiến binh. Họ so sánh số người mắc bệnh trong nhóm cựu chiến binh từng bị phơi nhiễm dioxin trong thời chiến và nhóm cựu chiến binh không bị phơi nhiễm. Những dữ liệu này được công bố trên các tạp chí y khoa quốc tế.

Chính những dữ liệu này được toà án xem là bằng chứng khoa học và đã thuyết phục toà án.

Ở Việt Nam, sau 1975 nhà cầm quyền cộng sản VN thành lập hẳn một trung tâm nghiên cứu về tác hại của chất da cam. Trung tâm đó có trụ sở ở Hà Nội, nhưng họ không làm được bất cứ một nghiên cứu nào mang tính khoa học. Họ không trình bày bất cứ một bằng chứng khoa học nào cho thấy chất da cam đã gây nên những bệnh mà các nguyên đơn cho rằng họ mắc phải.


CSVN không làm được một nghiên cứu nào có ý nghĩa, nhưng khi người Mỹ vào làm nghiên cứu thì họ ngăn chận. Vào giữa thập kỷ 1990, giáo sư Arnold Schecter (Đại học Texas) từng về Việt Nam, giúp cho các cán bộ khoa học CSVN đo lường nồng độ dioxin trong máu của hơn 3000 người Việt. Ông còn tích cực lấy mẫu đất về Mỹ để kiểm tra nhiễm dioxin, nhưng các mẫu đất này bị công an CSVN giữ lại ở phi trường. Ông không quay lại Việt Nam nữa.

Thay vì làm những nghiên cứu khoa học nghiêm túc, các cán bộ khoa học CSVN quen thói tuyên truyền lếu láo. Họ trưng bày những lọ với những trẻ sơ sinh bị dị tật và cho rằng nguyên nhân là các bà mẹ bị phơi nhiễm dioxin! Nên nhớ rằng nghiên cứu khoa học không tìm ra mối liên hệ nhân quả giữa dioxin và dị tật bẩm sinh.

Điều khôi hài nhất là các cán bộ CSVN trưng bày những trẻ em bị hội chứng Down trên báo chí và nói rằng các em này là nạn nhân của "chất độc màu da cam". Không có bất cứ một chứng cứ khoa học nào để nói rằng dioxin hay chất màu da cam gây ra hội chứng Down. Các bạn bộ y khoa CSVN quá xem thường các chuyên gia quốc tế.

Khái niệm "nạn nhân chất độc màu da cam" của CSVN đơn giản đến ... phì cười. Bất cứ binh lính nào từng núp trong những khu rừng bị rải chất da cam đều được xem là "nạn nhân". Ngay cả những nguyên đơn mà họ đưa ra toà mang danh "nạn nhân" nhưng chính họ không chứng minh được họ là nạn nhân. Có người còn dám mô tả rằng nó có màu da cam! Chẳng ai biết họ có nồng độ dioxin trong máu là bao nhiêu, và dioxin đến từ đâu.

CSVN chỉ quen thói tuyên truyền, nên họ chỉ thêm hai chữ "nạn nhân" sau tên của nguyên đơn mà không có chứng cứ nào cả.

Hãy lấy trường hợp của bà Trần Tố Nga để làm một ca thí dụ. Báo chí CSVN hay dùng câu "Bà Trần Tố Nga mắc nhiều căn bệnh do ảnh hưởng chất độc da cam thời chiến tranh" như là một câu khẳng định mà hoàn toàn không có chứng cứ. Căn bệnh nào? Trong một bài báo trên báo chí Người Lao Động, bà Trần Tố Nga được mô tả như sau:

" ... kết quả xét nghiệm y tế cách đây hơn 10 năm của bà Trần Tố Nga ở Pháp: Tiểu đường loại 2, ung thư, hệ đề kháng suy giảm bất thường và nhiều bệnh chứng khác."



Như trình bày trong phần đầu của bài viết, tất cả những bệnh lý mà bà Trần Tố Nga mắc phải đều KHÔNG có liên quan gì đến chất dioxin. Có thể bà mắc những bệnh đó vì các yếu tố liên quan đến lối sống và môi trường, như ô nhiễm không khí và thực phẩm, chứ không phải dioxin.

Nồng độ dioxin trong máu của bà Nga là bao nhiêu? Nếu có thì nó đến từ nguồn nào? Từ nguồn thực phẩm, môi trường sống, hay từ phơi nhiễm trong thời bà làm phóng viên cho cộng sản? Cần phải nói thêm rằng quân đội Mỹ rải dioxin xuống Việt Nam lần cuối là năm 1971. Từ đó đến nay đã 50 năm. Nhưng thời gian bán huỷ của dioxin trong cơ thể là 7-11 năm. Rất khó nói rằng bà bị phơi nhiễm dioxin, nếu có, là do phơi nhiễm trong thời chiến tranh vì thời gian đã 50 năm.

Ở Việt Nam, các loại thuốc diệt cỏ trừ sâu được sử dụng một cách bừa bãi một cách nguy hiểm. Thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường. Chính thực phẩm bẩn và các thuốc diệt cỏ trừ sâu là mối đe doạ lớn nhất đến sức khoẻ con người và môi trường sống. Dioxin hay chất da cam chỉ là cái bóng ma chiến tranh đã quá thời hạn sử dụng cho các mục tiêu ăn vạ chính trị.


* Bài viết phân tích và thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.

   Mời xem thêm »


© Viên Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad