Mục lục bài viết
Tin tức hôm nay bao gồm những thông tin mới về sự hiện diện của tàu Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa và việc Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật ở eo biển Đài Loang giữa lúc căng thẳng leo thang.
I. Biển Đông
1. Quần đảo Trường Sa
Nhóm đặc trách Biển Đông của Philippines (NTF-WPS) ngày 13.4 đã thông báo những diễn biến mới ở quần đảo Trường Sa. Theo đó, tổng cộng 240 tàu dân quân biển và 6 tàu hải quân Trung Quốc vẫn hiện diện ở khu vực. Tập trung đông nhất là tại Đá Ga Ven và Đá Ken Nan ở cụm Sinh Tồn, như thông tin trong bản tin ngày 12.4. Cụ thể:
136 tàu ở Đá Ga Ven
6 ở Đá Ba Đầu
65 ở Đá Ken Nan
6 ở Đá Vành Khăn
3 ở Đá Xu Bi
4 ở Thị Tứ
1 ở Bến Lạc
5 ở Loại Ta
11 ở Cỏ Mây
6 ở Đá Ba Đầu
65 ở Đá Ken Nan
6 ở Đá Vành Khăn
3 ở Đá Xu Bi
4 ở Thị Tứ
1 ở Bến Lạc
5 ở Loại Ta
11 ở Cỏ Mây
Về tàu hải quân và tàu hải cảnh
2 tàu Type 22 ở Đá Vành Khăn
1 tàu Type 056 ở Đá Chữ Thập
1 tàu kéo hải quân ở Đá Xu Bi
2 tàu hải cảnh ở Thị Tứ
2 tàu hải quân, 3 tàu hải cảnh và 10 tàu dân quân biển ở bãi cạn Scarborough
1 tàu Type 056 ở Đá Chữ Thập
1 tàu kéo hải quân ở Đá Xu Bi
2 tàu hải cảnh ở Thị Tứ
2 tàu hải quân, 3 tàu hải cảnh và 10 tàu dân quân biển ở bãi cạn Scarborough
Lưu ý đây chỉ là những thống kê được ghi nhận tại các khu vực mà Philippines quan tâm và phát hiện trong chuyến tuần tra ngày 11.4, chứ không thể hiện đầy đủ sự hiện diện của các loại tàu Trung Quốc ở Trường Sa.
Các phản ứng của Philippines
Triển khai tàu tuần duyên BRP Cabra, 4 tàu hải quân BRP Dagupan City, BRP Apolinario Mabini, BRP Magat Salamat và BRP Miguel Malvar và 2 tàu khác của Cục Ngư nghiệp - Business Mirror Ngoại trưởng Teddy Locsin ra lệnh gửi tiếp một công hàm phản đối Trung Quốc trong hôm nay 14.4 - CNN Philippines
Trước đó, ngày 12.4, Quyền thứ trưởng Ngoại giao Elizabeth P. Buensuceso đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc Hoàng Khê Liên để phản đối - DFA Phó chủ tịch Ủy ban quốc phòng và an ninh Hạ viện Ruffy Biazon trình nghị quyết lên án Trung Quốc - Inquirer
2. Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở eo biển Đài Loan
Cục Hải sự tỉnh Quảng Đông ngày 14.4 thông báo quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành tập trận bắn đạn thật tại eo biển Đài Loan từ 15 đến 20.4.
Các khu vực tập trận khá nhỏ, nhưng chúng được tiến hành giữa lúc tình hình eo biển Đài Loan ngày càng trở nên căng thẳng và tàu sân bay Liêu Ninh đang có mặt tại khu vực.
Đài Loan hạ thủy tàu đổ bộ tự đóng có tên Ngọc Sơn với lượng giãn nước - Channel NewsAsia
3. Trung Quốc âm thầm đăng ký thương hiệu các thực thể ở Biển Đông
Trong một bài viết trên trang Bernanews, tác giả Zachary Haver cho biết Trung Quốc đã âm thầm đăng ký nhãn nhiệu cho các thực thể ở Biển Đông.
Đài Loan và Việt Nam đã bác bỏ tính hợp pháp của các nhãn hiệu, được các chuyên gia mô tả là một nỗ lực tiềm tàng của Trung Quốc nhằm kiểm soát cách các công ty trong nước và thậm chí cả nước ngoài sử dụng nhãn hiệu Biển Đông.
Không giống như hầu hết các hành vi quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông, việc đăng ký nhãn hiệu không được chú ý mấy khi chúng được bắt đầu cách đây 7 năm. Nhưng giờ đây, một cuộc rà soát hồ sơ của chính phủ Trung Quốc từ năm 2014 của BenarNews đã tiết lộ rằng thành phố Tam Sa - nơi chịu trách nhiệm quản lý các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông - đã nộp hàng nghìn đơn đăng ký nhãn hiệu trong nước đối với 281 bãi đá, rạn san hô, bãi cạn và các thực thể tranh chấp khác như cũng như toàn bộ các khu vực của Biển Đông.
II. Mỹ - Trung, Đài Loan
1. Phái đoàn Mỹ thăm Đài Loan
Một phái đoàn không chính thức của Mỹ gồm ba nhân vật là cựu Thượng nghị sĩ Chris Dodd và hai cựu thứ trưởng ngoại giao Richard Armitage và James Steinberg sẽ đến Đài Loan trong hôm nay, theo Reuters.
“Việc lựa chọn ba cá nhân này - những chính khách lão luyện và uy tín là bạn bè lâu năm của Đài Loan và thân thiết với Tổng thống Biden - gửi đi một tín hiệu quan trọng về cam kết của Hoa Kỳ đối với Đài Loan và nền dân chủ của họ”
Văn phòng tổng thống Đài Loan cho biết Tổng thống Thái Anh Văn sẽ gặp phái đoàn vào sáng thứ Năm.
Trong khi đó, cựu Ngoại trưởng John Kerry, hiện là Đặc phái viên Tổng thống về biến đổi khí hậu sẽ trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ đến Trung Quốc kể từ khi ông Biden lên cầm quyền - Axios
2. Tình báo Mỹ đánh giá về mối đe dọa Trung Quốc
Ngày 13.4, Văn phòng Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ (ODNI) công bố báo cáo đánh giá nguy cơ thường niên của cộng đồng tình báo. Đáng chú ý Trung Quốc được xếp đầu tiên trong một loạt các nguy cơ.
Dưới đây là trích đoạn về Trung Quốc.
Hoạt động khu vực và toàn cầu
Trung Quốc tìm cách sử dụng các công cụ phối hợp của toàn bộ chính phủ để thể hiện sức mạnh ngày càng tăng của mình và thúc đẩy các nước láng giềng ở khu vực chấp nhận các ưu tiên của Bắc Kinh, bao gồm cả các tuyên bố chủ quyền của họ đối với lãnh thổ tranh chấp và sự khẳng định của chủ quyền đối với Đài Loan.
Căng thẳng biên giới Trung Quốc - Ấn Độ vẫn ở mức cao, bất chấp một số vụ triệt thoái lực lượng trong năm nay. Việc Trung Quốc chiếm đóng các khu vực biên giới tranh chấp kể từ tháng 5 năm 2020 là sự leo thang nghiêm trọng nhất trong nhiều thập niên và dẫn đến cuộc đụng độ biên giới chết người đầu tiên giữa hai nước kể từ năm 1975. Tính đến giữa tháng 2, sau nhiều đợt đàm phán, cả hai bên đang rút lực lượng và khí tài từ một số địa điểm dọc theo biên giới tranh chấp.
Ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ tiếp tục đe dọa các bên tranh chấp và sẽ sử dụng số lượng ngày càng gia tăng các hệ thống không quân, hải quân và thực thi pháp luật trên biển để báo hiệu cho các nước Đông Nam Á rằng Trung Quốc có quyền kiểm soát hiệu quả đối với các khu vực tranh chấp. Trung Quốc đang gây áp lực tương tự đối với Nhật Bản về các khu vực tranh chấp ở Biển Hoa Đông. Bắc Kinh sẽ thúc ép các nhà chức trách Đài Loan tiến tới thống nhất và sẽ lên án những gì họ coi là sự giao thiệp ngày càng gia tăng giữa Mỹ-Đài Loan. Chúng tôi dự báo rằng xích mích sẽ gia tăng khi Bắc Kinh tăng cường nỗ lực mô tả Đài Bắc như một thực thể bị cô lập trên trường quốc tế và phụ thuộc vào đại lục để có được sự thịnh vượng kinh tế, và khi Trung Quốc tiếp tục gia tăng hoạt động quân sự xung quanh hòn đảo.
Sự hợp tác ngày càng tăng của Trung Quốc với Nga trên các lĩnh vực lợi ích bổ sung bao gồm quốc phòng và hợp tác kinh tế.
Bắc Kinh sẽ tiếp tục thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) để mở rộng sự hiện diện kinh tế, chính trị và quân sự của Trung Quốc ở nước ngoài, đồng thời cố gắng giảm thiểu lãng phí và các hoạt động bóc lột, vốn đã dẫn đến những chỉ trích của quốc tế. Trung Quốc sẽ cố gắng gia tăng ảnh hưởng của mình bằng cách sử dụng “ngoại giao vắc xin”, cho phép các nước có quyền tiếp cận ưu tiên với vắc xin COVID-19 mà họ đang phát triển. Trung Quốc cũng sẽ thúc đẩy các chuẩn mực quốc tế mới đối với công nghệ và quyền con người, đề cao chủ quyền quốc gia và sự ổn định chính trị so với các quyền cá nhân.
Trung Quốc sẽ vẫn là mối đe dọa hàng đầu đối với khả năng cạnh tranh công nghệ của Mỹ khi ĐCSTQ nhắm vào các lĩnh vực công nghệ chủ chốt và công nghệ quân sự và thương mại độc quyền từ các công ty và tổ chức nghiên cứu của Mỹ và đồng minh liên quan đến quốc phòng, năng lượng, tài chính và các lĩnh vực khác. Bắc Kinh sử dụng nhiều công cụ khác nhau, từ đầu tư công cho gián điệp và trộm cắp, để nâng cao năng lực công nghệ của họ.
Năng lực quân sự
Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi các mục tiêu trở thành một cường quốc, bảo vệ những gì họ coi là lãnh thổ của họ, và thiết lập ưu thế của họ trong các vấn đề khu vực bằng cách xây dựng một quân đội đẳng cấp thế giới, có khả năng gây mất ổn định các chuẩn mực và mối quan hệ quốc tế. Cam kết quân sự của Trung Quốc bao gồm một chương trình nghị sự nhiều năm về các sáng kiến cải cách toàn diện quân đội.
Chúng tôi dự báo PLA tiếp tục theo đuổi các cơ sở quân đội ở nước ngoài và các thỏa thuận tiếp cận để tăng cường khả năng triển khai lực lượng và bảo vệ lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài. Hải quân và Không quân PLA là các lực lượng lớn nhất trong khu vực và tiếp tục triển khai các hệ thống tầm xa giúp cải thiện khả năng triển khai lực lượng của Trung Quốc. Các hệ thống quy ước tầm ngắn, tầm trung và trung xa có độ chính xác cao của Lực lượng Tên lửa PLA có khả năng uy hiếp các căn cứ của Mỹ và đồng minh trong khu vực.
Cuối cùng, một thông tin khá đáng chú ý liên quan đến Trung Quốc là tờ Minh Báo ở Hồng Kông lưu ý Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã không xuất hiện trước công chúng trong 11 ngày. Lần cuối cùng ông xuất hiện là dự lễ trồng cây cùng các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác vào ngày 2.4 - Minh báo
© Trung Hiếu
tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét