Chuyên gia: 5 ‘kiểu chiến lược mơ hồ’ giúp Đài Loan đều không khả thi, phương Tây phải hành động cụ thể - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021

Chuyên gia: 5 ‘kiểu chiến lược mơ hồ’ giúp Đài Loan đều không khả thi, phương Tây phải hành động cụ thể


Quảng trường Tự do Đài Loan (ảnh: Youtube/DKN.TV).

Hiện nay, cả thế giới dường như đều đang chú ý đến Đài Loan, sự chú ý của quốc tế mà hòn đảo này nhận được đã vượt xa diện tích nhỏ bé của nó trên bản đồ, theo Epoch Times.

Trước sự bành trướng của ĐCSTQ, hồi tháng 1 năm nay, Đô đốc Phil Davidson, chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của quân đội Hoa Kỳ chỉ ra rằng, ĐCSTQ có thể sẽ tấn công Đài Loan trong vòng 6 năm tới.

Các hành động của Bắc Kinh ở biên giới Trung-Ấn, đối xử với người Duy Ngô Nhĩ và đàn áp các quyền tự do của Hồng Kông đều giải thích rõ ràng rằng, ĐCSTQ đang áp dụng một chiến lược thiếu kiên nhẫn hơn so với dự kiến ​​của Hoa Kỳ nhằm thực hiện tham vọng của mình.

Sau khi ông Joe Biden nhậm chức Tổng thống, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide là vị khách cấp cao đầu tiên đến thăm Hoa Kỳ. Trong cuộc hội đàm, giữa 2 nhà lãnh đạo Mỹ – Nhật, Đài Loan là một chủ đề quan trọng không thể không nhắc tới. Mặc dù tuyên bố chung của hai nước không cung cấp quá nhiều chi tiết, nhưng cả hai đều nhấn mạnh rằng, hai bên sẽ cam kết duy trì ổn định và hòa bình ở eo biển Đài Loan và giải quyết một cách hòa bình các vấn đề xuyên eo biển.



Do đó, vấn đề làm thế nào để đối phó với “tình hình Đài Loan” và những suy đoán về việc khi nào ĐCSTQ sẽ thôn tính Đài Loan đã trở thành tâm điểm của quốc tế. ĐCSTQ tuyên bố rằng họ phải “thống nhất” Đài Loan cho dù phải dùng đến vũ lực, còn người Đài Loan rõ ràng không hề muốn là một phần của ĐCSTQ. Vậy thì có biện pháp nào có thể giúp Đài Loan thoát được cuộc tấn công của ĐCSTQ?

Dưới đây là phân tích về những chiến lược cho Đài Loan của tác giả June Teufel Dreyer, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Miami, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại,và là nhà tư vấn của Quỹ Rumsfeld, bà cũng từng là thành viên của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ – Trung.

Thứ nhất, sử dụng Chiến lược Con nhím (Porcupine Strategy) để cho phép Đài Loan tìm cách chống lại các mục tiêu chiến lược của ĐCSTQ thay vì cố gắng phá hủy các hệ thống vũ khí của họ. Để đối phó với sự phong tỏa lâu dài có thể xảy ra, Đài Loan nên tích trữ các vật liệu quan trọng và thiết lập cơ sở hạ tầng để đảm bảo rằng, họ có thể đáp ứng nhu cầu của công dân trong một thời gian dài hơn mà không cần sự can thiệp ngay lập tức của Hoa Kỳ. Các vật liệu quan trọng cũng có thể được vận chuyển bằng đường hàng không để tranh thủ thời gian. Bằng cách này, chỉ cần ĐCSTQ không bỏ qua mọi chi phí và rủi ro cao, mặc dù có thể tấn công, nhưng không thể đánh bại hoàn toàn Đài Loan.

Thứ hai, sử dụng tình trạng kinh tế của đồng đô la Mỹ để áp đặt các khoản lỗ mà bên kia không thể chịu được. Những người ủng hộ cho rằng, đồng đô la Mỹ vẫn là đồng tiền chủ chốt trong hệ thống tài chính quốc tế, vì vậy Washington có thể gây áp lực đáng kể lên Trung Quốc trong vấn đề này.

Thứ ba, những người ủng hộ phương pháp này cho rằng, Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình từng tuyên bố việc giành lại Đài Loan, không được để lại việc này cho các thế hệ tương lai phải làm. Lời tuyên bố này dường như chỉ là “rung cây dọa khỉ”, nhưng sự lo lắng của Mỹ về cuộc tấn công thực sự có thể kích thích Bắc Kinh hành động, tạo ra một lời tiên tri tự ứng nghiệm.

Thứ tư, áp dụng chiến lược điểm nghẹt (chiến lược chokepoint) của quần đảo Nansei, Nhật Bản. Bởi vì, hòn đảo này có rất nhiều điểm chặn, kéo dài từ cực nam của đảo Kyushu đến bắc Đài Loan.



Thứ năm, hoàn toàn loại bỏ “chiến lược mơ hồ”.

Thành thật mà nói, không có chiến lược nào ở trên là thỏa đáng.

Michael O’Hanlon, nhà phân tích tại viện Brookings chỉ ra rằng, việc sử dụng chiến lược con nhím để bảo vệ có thể không hiệu quả. Nếu sử dụng thủy lôi, phóng tên lửa chống hạm từ các pháo đài ven biển và trực thăng cũng như nỗ lực chống lại các cuộc đổ bộ bãi biển của quân đội Trung Quốc, không thể đối phó với các chiến lược gián tiếp khác từ Trung Quốc.

Về phương án thứ 2, ông O’Hanlon cho rằng, không thể đóng băng và tách ĐCSTQ ra khỏi nền kinh tế toàn cầu. Bởi vì nó đã chiếm quá nhiều vị trí trên thế giới, không nơi nào là không có. Cách tiếp cận như vậy cũng sẽ bị những kẻ săn mồi tài chính ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác chống đối, vì nó sẽ khiến họ bị thua lỗ.

Nếu Hoa Kỳ giữ im lặng trước việc ĐCSTQ sáp nhập Đài Loan, thì Bắc Kinh có khả năng coi đó là một sự chấp thuận chiến lược.

Để sử dụng chiến lược điểm nghẹt của quần đảo Nansei, các đặc điểm địa lý của những hòn đảo này đều cần phải được xem xét: Không chỉ có vị trí chiến lược, mà trên thực tế, hầu hết các đảo này đều nằm ở vùng đất thấp hoặc vùng núi lửa, những đặc điểm này hạn chế không gian đất sẵn có trên các đảo. Ngoài ra, trên những hòn đảo có điều kiện thích hợp, cư dân địa phương không muốn cho đóng quân.

Khi được hỏi về lựa chọn từ bỏ chiến lược mơ hồ, Giám đốc Tình báo Quốc gia Avril Haines nói rằng, làm như vậy sẽ khiến Bắc Kinh ngày càng cảm thấy rằng, Washington có ý định kiềm chế chế độ ĐCSTQ, theo đó, chính quyền Trung Quốc “có thể” vì điều này để tìm cách làm suy yếu lợi ích của Mỹ trên phạm vi toàn cầu. Một số người khác cho rằng, việc bảo vệ rõ ràng các cam kết của Đài Loan sẽ khuyến khích chính quyền Đài Bắc thực hiện các hành động liều lĩnh và cuối cùng có thể kéo Hoa Kỳ vào cuộc chiến với ĐCSTQ.

Gần đây, tuyên bố về một chiến lược rõ ràng hơn của Mỹ đã bị cáo buộc là khiêu khích. Lời buộc tội này là vô lý, bởi vì những lời nhận xét của ĐCSTQ mang tính chất kích động hơn. Trong một ví dụ gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi rằng, nếu Nhật Bản can dự vào vấn đề Đài Loan, quan hệ Trung-Nhật sẽ phải đối mặt với “đòn trả đũa nặng nề nhất”. Một bài xã luận trên tờ Hoàn Cầu thời báo cũng nói rằng, nếu Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tham gia vào cuộc khủng hoảng Đài Loan, các căn cứ quân sự của Nhật Bản sẽ bị tấn công.



Trong hàng thập kỷ qua, chính quyền Trung Quốc luôn tìm cách làm tổn hại đến lợi ích của Hoa Kỳ, cũng như lợi ích của các quốc gia khác trên thế giới.

Việc cắt đứt quan hệ giữa Hoa Kỳ và Đài Loan sẽ khiến việc phòng thủ của Hàn Quốc và Nhật Bản trở nên khó khăn hơn. Sau khi Mỹ từ bỏ Đài Loan, người dân các nước này có thể có bao nhiêu niềm tin vào lời hứa của Hoa Kỳ? Điều quan trọng là, một khi ĐCSTQ thôn tính Đài Loan, Nhật Bản sẽ trở nên nguy hiểm ở khu vực biển của Trung Quốc. Ở một quốc gia dân chủ, không ai có thể chắc chắn hoàn toàn rằng, ai có thể được bầu vào chức vụ cao nhất của đất nước, chẳng hạn, ai có thể ngờ rằng Tổng thống không chắc chắn của Philippines là Rodrigo Duterte sẽ được bầu.

Cuối cùng tác giả người Mỹ nhận định: “Trong nhiều năm, các nền dân chủ tự do đã cố gắng hết sức để đối phó với các chiến thuật vùng xám trong việc mở rộng lãnh thổ liên tục của ĐCSTQ, nhưng sự đối phó đó không có nhiều tác động. Và bây giờ, đã đến lúc phản hồi bằng những hành động cụ thể. Chúng ta có thể thực hiện cách tiếp cận từng bước để đảm bảo rằng, Đài Loan nhận được sự hỗ trợ của chúng ta, loại bỏ dần chiến lược mơ hồ và cung cấp cho Đài Loan các biện pháp hỗ trợ cần thiết để chịu được áp lực từ Trung Quốc”.

   Mời xem thêm »


© Phụng Minh
    ĐKN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad